http://thegioivanhoa.com.vn/thuong_ngoan/20002/nghe-thuat-truc-chi-nguon-cam-hung-moi-duom-hon-viet/
Có lẽ
chúng ta khó có thể nhận ra được nơi đây, một không gian tràn ngập những
bức họa cùng những nét vẽ ẩn hiện trong ánh sáng mờ ảo, gợi cho con
người nhiều cảm xúc khó tả như được trở về với làng quê xưa.
Những bức vẽ không phải từ giấy hay vải mà chúng được làm từ chất liệu kết tinh của cây tre Việt Nam. Người ta đã đặt tên cho chất liệu mới này là giấy Trúc Chỉ.
Những bức vẽ không phải từ giấy hay vải mà chúng được làm từ chất liệu kết tinh của cây tre Việt Nam. Người ta đã đặt tên cho chất liệu mới này là giấy Trúc Chỉ.
Vào độ
tháng 9–2012, những người yêu nghệ thuật bỗng nhận thấy tại Đà Lạt Sử
quán, nơi vốn nổi tiếng về tranh thêu XQ, nay lại có thêm một gian nhà
trưng bày riêng cái gọi là nghệ thuật Trúc Chỉ. Đến nơi tìm hiểu, người
ta mới phát hiện đó là nghệ thuật vẽ hoặc thêu trên một loại giấy mới
làm từ cây tre. Đây là thành quả nghiên cứu, sáng chế suốt 10 năm của
anh Phan Hải Bằng, một họa sĩ người Huế.
Vốn tâm
huyết với những giá trị truyền thống của quê hương, trong suốt 10 năm,
người họa sĩ này đã dày công nghiên cứu loại giấy mới mang đậm hồn dân
tộc. Anh tìm đến các dân tộc ở những vùng đất xa xôi trong và ngoài nước
để góp nhặt những phương pháp làm giấy truyền thống còn được lưu giữ
lại. Kết hợp với các phương pháp tiên tiến hiện đại, anh đã đưa ra 7
bước biến tre thành giấy Trúc Chỉ. Đầu tiên, Tre được róc vỏ, chặt bỏ
phần mắt và chẻ nhỏ, sau khi ngâm nước khoảng 1 đêm thì đem nấu bằng
nước sôi trong 12 giờ. Các công đoạn tiếp theo là phân loại xơ tre,
nghiền thành bột và làm xeo giấy. Phương pháp làm xeo giấy cũng phức tạp
không kém, một trong 2 phương pháp xeo là trộn bột tre tan đều trong
nước, sau đó múc và trải ra thành tệp rồi đưa vào máy ép trước khi phơi
khô.
Tại Đà Lạt
Sử quán, giấy Trúc Chỉ đã trở thành nguồn cảm hứng mới cho các nghệ
nhân thêu thùa. Tranh thêu trên Trúc Chỉ lại mang một giá trị tinh thần
và tính nhân văn đặc trưng của người Việt Nam. Bởi lẽ, từ khi sinh ra,
mọi sinh hoạt của người Việt đều có dấu ấn của cây tre, từ chiếc nôi tre
kẽo kẹt, đến bàn ghế cha làm, chiếc rổ tre của mẹ, rồi từng đôi đũa tre
vẫn nguyên vẹn trên bàn ăn của chúng ta cho đến nay, thời kỳ hiện đại
với nhiều đổi mới.
Nghệ thuật
Trúc Chỉ còn có thể làm tranh in dân gian, vẽ thiết kế hay thậm chí làm
cả những vật dụng trang trí nội thất độc đáo. Chỉ sau một thời gian
ngắn trưng bày, nhiều nghệ sĩ đã bị Trúc Chỉ mê hoặc bởi chính những vân
tre ẩn hiện trên nền giấy, những khoanh tròn như mắt tre, tưởng chừng
mơ hồ mà lại gợi lên bao hình ảnh về lũy tre làng, bầu trời xanh trong
mát rượi hay có khi còn gợi lại hình bóng người thương nơi quê nhà.
Bao cảm
xúc mới cũ đan xen khi ngắm nhìn những bức tranh kỳ thú. Tại nơi đây,
một giá trị văn hóa mới đã nảy sinh trên nền tảng lũy tre làng truyền
thống của quê hương đất Việt.
Hồng Thắm – An Bang
Quay phim: Quốc Ấn – Ngọc Khoa
Quay phim: Quốc Ấn – Ngọc Khoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét