Search

14/5/13

trước thềm Festival biển Nha Trang


tranh thêu trên Trúc Chỉ


báo Thừa Thiên Huế, ngày 16, tháng 4


ảnh chụp trên đường Trần Phú - Nha Trang.


kiểm tra nguyên liệu

Trúc Chỉ là một loại hình nghệ thuật được xây dựng dựa trên kỹ thuật chế tác giấy từ cây Tre.

... Để có thể đưa Trúc Chỉ ra với cộng đồng như bây giờ, họa sỹ Phan Hải Bằng đã phải lăn lộn vất vả với khát vọng sáng tạo của mình trong nhiều năm trời. Hơn chục năm tự mày mò, cộng với sự hỗ trợ của học bổng A.S.F năm 2007, Phan Hải Bằng đã đặt nền móng cho một công trình nghiên cứu – sáng tạo tương lai từ những hạt bụi ký ức.
Không phải đến tận bây giờ, Trúc Chỉ mới được biết đến, mà nó đã xuất hiện rất nhiều hoạt động triển lãm,  Nhưng ghi dấu ấn đậm nét nhất là triển lãm tại XQ Sử Quán Đà Lạt tháng 9 năm 2012, và tại 37 Đồng Khởi – Sài Gòn. Điều thú vị là nhiều bạn trẻ không chỉ đến không gian này để thưởng thức mà còn mong muốn tìm hiểu về nghề làm giấy cổ truyền cũng như các tác phẩm Trúc Chỉ của họa sỹ Phan Hải Bằng.
Giai đoạn nghiên cứu Trúc Chỉ có thể nói là đã tạm hoàn thành. Giờ là lúc Trúc Chỉ đã sẵn sàng bước ra ánh sáng, buộc mọi người phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của mình. Và Trúc Chỉ cần một điểm dừng chân, một nơi ngơi nghỉ, để dù vươn xa đến đâu, cộng hưởng bao nhiêu, thì vẫn luôn có một nơi an trú, một cõi đi về. Đó chính là khu vườn nhỏ tại 4 Triệu Quang Phục, bên cạnh dòng Ngự Hà, gần Tây thành Thủy Quan. Khu vườn nhỏ nhưng là cả một không gian nghệ thuật "Trúc Chỉ", nơi mà mọi người có thể đến, không chỉ để ngắm nhìn, mà còn có thể tự mình làm ra những tác phẩm mang đặc trưng riêng với sự hướng dẫn tận tình của gia đình "Trúc Chỉ".
Là giấy, nhưng không hoàn toàn là giấy, Trúc Chỉ là tác phẩm nghệ thuật, độc lập, độc bản. Hiện nay, vườn Trúc Chỉ đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm chế tác từ Trúc Chỉ như bìa hộ chiếu, ví, đèn lồng, đèn nến, nón Trúc Chỉ ...Tất cả những sản phẩm này, dù vẫn tiếp nối truyền thống xứ sở, nhưng vẫn luôn mang trong mình hơi thở của thời đại, đúng như tôn chỉ tinh thần Trúc Chỉ.
và, bởi dù thế nào, thì cho đến tận cùng, "Trúc chỉ" không là của riêng ai, như lời bộc bạch chân tình của anh Phan Hải Bằng “Tôi muốn rằng Trúc Chỉ là của mình, của Huế, của Việt, thế thôi.”. Và ai cũng có thể tự nhủ với mình như thế.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét