Nằm trong khu vực “Đảo dân gian” của Vinpearl Land, Nhà Trúc chỉ nằm trong một không gian Huế đặc trưng với cổng vào được mô phỏng theo cổng phủ Huế xưa của gia đình nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Thông.
Km 135 - mốc giới mới của Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Km 135 - mốc giới mới của Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Bên trong là khu vườn với những cây trái, hoa quả kiểu vườn Huế và hai ngôi nhà rường. Một là nhà mẫu, một làm không gian trưng bày và trình diễn nghệ thuật Trúc chỉ.
Cổng vào không gian Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Cổng vào không gian Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Dự án Nghệ thuật Trúc chỉ do họa sĩ Phan Hải Bằng, Giảng viên Trường Đại học Nghệ thuật Huế cùng các cộng sự sáng lập từ cách đây gần 10 năm với slogan New light – New sight – Newlife (ánh sáng mới, góc nhìn mới sẽ cho ra những sức sống mới).
Nơi trưng bày và trình diễn nghệ thuật Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Nơi trưng bày và trình diễn nghệ thuật Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Danh xưng “Trúc chỉ” được Nhà văn -Dịch giả - Nhà giáo Bửu Ý định danh vào tháng 4 năm 2012, với ý niệm thông qua tinh thần của cây tre để đề cao giá trị Việt. Trúc chỉ theo ý đó được hiểu là một loại hình nghệ thuật- giấy của người Việt, do người Việt tạo ra.
Toàn cảnh Nhà Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Toàn cảnh Nhà Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Sau những “phép cộng và sự trở về” và “tiếp biến văn hóa”, những giá trị của Trúc Chỉ sẽ góp phần cộng thêm cho Huế một giá trị mới kiểu trước đây có giấy Dó thì giờ có thêm Trúc chỉ; trước đây có tre và những sản phẩm từ tre thì giờ có thêm Trúc chỉ; Huế bây giờ có thêm Trúc chỉ ngoài Pháp lam và những mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống khác mang tính đại diện cho không những Huế mà cả Việt Nam...
Nhà Trúc chỉ là một nhà rường 5 gian của Huế xưa. Ảnh: H.V.M
Nhà Trúc chỉ là một nhà rường 5 gian của Huế xưa. Ảnh: H.V.M
Những nguyên liệu gần gũi với đời sống người Việt như: rơm rạ, tre trúc, mía, chuối… sẽ hóa thân thành những tác phẩm nghệ thuật- giấy, giấy- nghệ thuật có tên là Trúc chỉ để minh định ý niệm: Với tinh thần sáng tạo và cách tiếp cận những giá trị truyền thống riêng biệt, những điều bình dị quen thuộc quanh ta cũng đều có thể trở thành một nghệ thuật, góp phần làm giàu thêm vốn văn hóa dân tộc đã quá phong phú…
Bên trong Nhà Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Bên trong Nhà Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Khởi điểm từ km số 0 (Huế), Trúc chỉ trong nhiều năm qua đã khẳng định mình bằng những cuộc triển lãm và nhiều sự kiện nghệ thuật không chỉ ở trong mà còn ngoài nước.
Trần nhà rường bằng tranh Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Trần nhà rường bằng tranh Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Gần nhất là chuyến triển lãm “công diễn” ở Châu Âu (Pháp) với tư cách là thành tố của dự án nghệ thuật Overseas- một dự án Nghệ thuật được tổ chức tại Musee des Confluences (Lyon- Pháp) với sự quy tụ của nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều nghệ sỹ Việt Nam từ nhiều quốc gia và vùng miền trên thế giới.
Tranh Trúc chỉ khắc “Bát nhã tâm kinh” trên bàn Phật. Ảnh: H.V.M
Tranh Trúc chỉ khắc “Bát nhã tâm kinh” trên bàn Phật. Ảnh: H.V.M
Đèn lồng Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Đèn lồng Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Tranh Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Tranh Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
 
 
 
 
Một bài thơ viết trên giấy Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Một bài thơ viết trên giấy Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Sập gụ trang trí bằng Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Sập gụ trang trí bằng Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
Sản phẩm Trúc chỉ ứng dụng. Ảnh: H.V.M
Sản phẩm Trúc chỉ ứng dụng. Ảnh: H.V.M
 
 
 
 
Chaan dung những nhân vật định danh, lập ngôn và tạo cảm hứng cho Trúc chỉ như vua Khải Định, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Thông, Hòa thượng Minh Đức Triều Tâm Ảnh... Ảnh: H.V.M
Chaan dung những nhân vật định danh, lập ngôn và tạo cảm hứng cho Trúc chỉ như vua Khải Định, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Thông, Hòa thượng Minh Đức Triều Tâm Ảnh... Ảnh: H.V.Mhttps://dulich.laodong.vn/goc-nhin/nha-truc-chi-o-km-135-647860.html?fbclid=IwAR2MSh7zos05tztpgYqF3rWYU9SJb4axTcI7sfAVr6wwY3JkdYXyvCnbzyQ