Search

28/12/12

Phép cộng và sự trở về


 
tranh của em họa sĩ Bí Đỏ, cộng hưởng cùng Trúc Chỉ

Trúc Chỉ có thể là “Phép cộng và sự trở về” không?

Vậy "Trúc Chỉ" có thể là gì? Có thể là kết quả của  “Phép cộng và sự trở về” không? Vậy cộng cái gì và trở về đâu, như thế nào?

          Trước hết là PHÉP CỘNG

Về ý thức sáng tạo: các kết quả sáng tạo đều xuất phát từ nhu cầu nội tại và cấp thiết của con người, cho con người. Mặc nhiên không thể chối bỏ hay phủ nhận những thành tựu của quá khứ, mà phải biệt cộng thêm vào, làm mới, soi rọi nó dưới ánh sáng mới…để tạo dựng những giá trị mới trên nền tảng quá khứ. Bằng cách cộng thêm vào những ý tưởng mới, cách nhìn mới, kết hợp với những giá trị khác…mình hoàn toàn có thể nghĩ đến một kết quả mới lạ, độc đáo mà vẫn không xa rời tâm thức của mình, dân tộc mình.
Dĩ nhiên cũng không loại trừ phép cộng thêm từ những giá trị ngoài vùng miền, quốc gia hoặc khu vực, điều này có lẽ  đã không được lưu tâm trong một thời gian khá dài, dẫn đến việc tự khép kín, tự triệt tiêu hoặc tự làm nghèo đi của nhiều giá trị truyền thống khác.

Về ý thức chia sẻ, cộng đồng: các giá trị mới được tạo dựng rất cần sự thông hiểu và hỗ trợ của cộng đồng, để có thể lớn dậy và mang tính dân tộc hoặc nhân loại. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng- tâm lý mặc cảm, khiếp nhược và tự ty đã làm cho một số bộ phận người luôn có phản xạ e ngại, cảnh giác, dửng dưng hoặc dè bỉu trước những gì ngoài mình, không phải mình, hoặc không có dấu hiệu quen thuộc- trong đó có các giá trị mới ở các lĩnh vực khác nhau. (Việc tự ty đó dẫn đến hai cách ứng xử: một là: khiếp nhược và tự coi mình không thuộc về giá trị đó, coi nó là thứ mà mình không thể tham dự; hai là: tự đại, coi những cái đó là bình thường, hoặc thậm chí tầm thường, dùng chính hiểu biết của mình làm thước đo cho những giá trị mà mình chưa hiểu thấu- hoặc dửng dưng, hoặc quy nạp vào cái gọi là: ôi dào, cái này người ta làm từ lâu rồi! )

Vậy nên, với sáng tạo, thái độ thưởng ngoạn dửng dưng là kẻ thù đầu tiên, bởi đó là biểu hiện sự ngu dốt của trí tuệ và thiếu vắng của tâm hồn.

     về SỰ TRỞ VỀ:

Trong sáng tạo cũng như ý thức chia sẻ, cộng đồng, sự trở về này đều mang ý nghĩa là tiếp nối năng lượng từ những chuyến trở về với những giá trị truyền thống của văn hóa, của tính nhân văn…ngõ hầu nối dài và làm mới những giá trị đó trong thời điểm hiện tại- để cho những giá trị mới được tạo dựng mà vẫn mang hơi thở của quá khứ như một phép cộng làm dài thêm giá trị của những sáng tạo mới.
Lưu ý ở đây: là giá trị, chứ chưa bàn đến trị giá!



"Trúc Chỉ" Art











Tranh "Trúc Chỉ" trong các triễn lãm và xếp đặt ánh sáng.

Report Gelradine


Paper sculptures in Prof. Phan Hai Bang’s “Trúc chỉ” art studio
November 2012

It is by chance that I met Prof. Bang during one of the exhibition opening in the New Space Art Foundation from the Le Brothers in Hue city. I was already one month in Hue, doing my artist in residence in the residency program of the Twin brothers.

I was searching for a new way of making sculpture through another material, different from ceramic which is normally my main medium.
Bang offered me to show me how to make bamboo paper and to work anytime in his studio. He gave me as a sample a pile of self-made paper sheets. I must say I didn’t have any idea what to expect, I had only the child memory of making paper in Sundays’ kids workshop. But still I was quite excited to visit his art studio. Next day I discovered a new creative world and a very interesting material to work with.
How I understood bamboo paper is not originally from Vietnam and Prof. Bang is using a unique ancient technique to proceed to his creations. He is using different spray techniques to play with the surface and get some very interesting pattern which have different thickness.
I started straight away experiencing with the different techniques and after a while looking at all the paper lamp installations in the studio, I realized that I could try to make some sculptures out of this beautiful paper. I wanted to make something in relation with the five elements, especially because wood symbolizes the beginning of life. In these thoughts I started to build kind of seed-like creatures with the traditional Taoism symbol of each element on the front of their heads. I wanted to play with the light and transparence as well, especially because of the pattern created through the spraying, so I decided to put some light in them, making them alive on this way.

His studio is always full of young students willing to learn and who bring a happy work atmosphere. I had the pleasure to spent long hours there and share the space with them. Everybody was always aware of each other and helped one another in all tasks, between printmaking, paper production, painting, building…  I think Prof. Bang’s studio is the place to be for creativity and sharing ideas, out of the academic way of teaching and letting space to any new artistic ideas. I think it is also a chance for the students to discover how the life of an already settled artist works and the fact that artists from outside, like myself come to work in Bang’s studio is a great and important opportunity for the students to discover new ways of working and exchange their concepts during their studys.








Tác phẩm điêu khắc giấy từ  xưởng "Trúc chỉ" của  Phan Hải Bằng
Tháng 11 năm 2012


Đó là dịp may khi mà tôi được gặp Phan Hải Bằng trong một khai mạc triển lãm New Space Art Foundation(N.S.A.F.) của anh em nhà họ Lê tại thành phố Huế. Tôi đã ở Huế một tháng, làm nghệ sĩ  cư trú trong chương trình cư trú của N.S.A.F.

Tôi
đã tìm kiếm cáchthể hiện mới qua các vật liệu khác nhau cho các tác phẩm điêu khắc của mình, thay cho gốm là phương tiện chính của tôi trước đây.
Anh Bng chỉ cho tôi thấy cách để làm giấy từ tre (Trúc chỉ) cho phép tôi có thể  làm việc bất cứ lúc nào trong xưởng của anh ấy. Anh đã cho tôi xem mẫu những  tờ giấy thủ công tự làm. Tôi phải nói rằng tôi không có bất kỳ ý tưởng nào mong đợi cho đến hôm đó, tôi chỉ nhớ 1 chút về việc làm giấy trong hội thảo trẻ em vào những  ngày chủ nhật mà tôi đã từng trước đây. Nhưng tôi vẫn khá vui mừng đến thăm xưởng nghệ thuật của anh ấy. Ngày hôm sau, tôi phát hiện ra một thế giới sáng tạo  mới, và chất liệu mới rất thú vị để làm việc tiếp.

Bây giờ thì tôi hiểu giấy từ tre không phải là loại giấy đầu tiên của Việt Nam và Phan Hải Bằng đã sử dụng một kỹ thuật độc đáo kết hợp với cổ xưa để thực hành  những sáng tạo của anh. Anh sử dụng kỹ thuật phun, xịt khác nhau để chơi với bề mặt giấythu được một số  hình ảnh rất thú vị với độ dày mỏng khác nhau.
Tôi bắt đầu ngay lập tức trải nghiệm với các kỹ thuật
đó, và sau một thời gian tìm kiếm ở tất cả các sắp đặt đèn giấy trong xưởng, tôi nhận ra rằng tôi có thể cố gắng để làm một số tác phẩm điêu khắc thành những trình bày đẹp. Tôi muốn làm một cái gì đó trong mối quan hệ với năm yếu tố ngũ hành, đặc biệt là gỗ (Mộc) tượng trưng cho sự khởi đầu của cuộc sống. T những ý nghĩ đó, tôi bắt đầu xây dựng các loại sinh vật giống như các biểu tượng Đạo giáo truyền thống của mỗi yếu tố trên bề mặt phía đầu của các tác phẩm điêu khắc. Tôi muốn chơi với ánh sáng và đặc tính trong suốt của Trúc chỉ,  đặc biệt là vì các hình ảnh được tạo ra thông qua kỹ thuật phun xịt, vì vậy tôi quyết định đưa một số đèn vào trong các tượng giấy, làm cho chúng sống động với cách này.

Studio của anh luôn luôn
có nhiều các sinh viên trẻ sẵn sàng học hỏi và mang lại một bầu không khí làm việc vui vẻ. Tôi đã có niềm vui trong nhiều giờ ở đó và chia sẻ không gian với họ. Mọi người đều luôn luôn nhận thức và giúp đỡ nhau trong tất cả các nhiệm vụ, giữa tranh in, chế tác giấy, xây dựng các cấu trúc tạo hình, vẽ ... Tôi nghĩ rằng studio của Phan Hải Bằng là nơi để cho sự sáng tạo và chia sẻ những ý tưởng, thoát khỏi con đường học tập giảng dạy hàn lâm, không gian cho bất kỳ ý tưởng nghệ thuật mới nào. Nó là cũng cơ hội cho các sinh viên để khám phá ra một tác phẩm thực sự đã được xây dựng như thế nào, cũng như thức tế từ các nghệ sỹ đến từ bên ngoài, như với tôi, đến làm việc tại studio này là một cơ hội tuyệt vời và quan trọng cho các sinh viên để khám phá những cách thức làm việc mới và trao đổi ý tưởng của mình trong thời gian học tập của họ.

26/12/12

TRÚC CHỈ và "Họ- Bột hư ảo" của Nguyễn Thúy Hằng-Cafe Trầm Saigon

           Buổi ra mắt tập thơ diễn ra vào ngày 21/12/2/12, ngoài ra, còn trưng bày và giới thiệu từng công đoạn in những ấn phẩm từ bản viết tay, bản in kẽm, bản in hỏng, tranh minh họa sơn dầu bản gốc của cuốn sách đầu tiên cho đến Họ-bột hư ảo bản đặc biệt in thủ công trên giấy Trúc Chỉ và da thuộc, như một món quà dành tặng những người yêu sách.
Buổi giới thiệu do tác giả và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức, diễn ra vào 18h30, thứ Sáu ngày 21/12/2012 tại Café Trầm, 111 Nguyễn Phi Khanh, Quận 1, TP HCM và kết thúc vào 31/12/2012.


https://www.facebook.com/events/114589398709930/

hình ảnh từ Nhoc Den Thui, Nhat Quang Le, và https://www.facebook.com/TrucChiArt?ref=ts&fref=ts



























17/12/12

"Trúc Chỉ" Art Space- viếng thăm và công hưởng thành tác phẩm của Nghệ sĩ Geraldine Anton.


Triển lãm "Ấn Tượng" của nghệ sỹ Geraldine Anton đã khai mạc vào lúc 17h00 ngày 14.12.2012 tại New Space Arts Foundation - Tầng 2 - Trung Tâm Văn Hoá Phương Nam - 15 Lê Lợi - Huế.  
công hưởng cùng "Trúc Chỉ". 









trải nghiệm với Trúc Chỉ tại xưởng.










Geraldine Anton nghệ sĩ người Pháp , sinh năm 1986 ,
 lưu trú ở New Space Art Foundation đến trải nghiệm Trúc Chỉ.
https://www.facebook.com/geraldine.anton.5?ref=ts&fref=ts
http://www.geraldineanton.com/